Nội thất phòng thang
Buồng thang (carbin thang máy) là một trong những hạng mục tùy biến ứng với nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng. Thành phần đặc biệt này của thang máy được thiết kế theo đặc tính kỹ thuật của chủng loại thang máy, do đó nó sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành lắp đặt thang máy theo từng công trình khác nhau. Có nhiều loại thiết kế đặc biệt cho phòng thang và chúng đều có khả năng tùy chỉnh riêng biệt theo nhu cầu của khách hàng. Để tìm giải pháp thiết kế thang máy phù hợp nhất cho người sử dụng hãy cùng khám phá các thành phần bên trong cabin thang máy nhé !
Một phòng thang máy bao gồm các thành phần như sau:
- Trần phòng thang (trần giả).
- Hệ thống chiếu sáng và thông gió .
- Vách cabin.
- Sàn phòng thang.
- Cửa thang máy.
- Bảng điều khiển thang máy.
- Tay vịn.
- Hệ thống điện thoại cứu hộ nội bộ (Intercom).
Vách, trần giả và sàn phòng thang
Vách, trần giả và sàn phòng thang là các bộ phận chiếm diện tích bề mặt lớn nhất của cabin thang máy. Các thành phần này luôn được quan tâm vì có vai trò quyết định tính thẩm mỹ của thang trong suốt quá trình sử dụng. Là một phần thiết kế thang máy chủ đạo - vách phòng thang được thiết kế và lắp ráp theo yêu cầu của khách hàng. Các bạn có thể chọn kiểu mẫu theo catalogue của nhà cung cấp hay tùy chọn kiểu mẫu trên thị trường.
Hiện nay, một thang máy tiêu chuẩn sử dụng vách và trần thang là inox tráng gương 304 vì dễ vệ sinh, cũng như ít bị trầy xước khi va chạm. Tuy nhiên, vách thang sẽ được thay đổi tùy theo mục đích và phong cách mà khách hàng lựa chọn. Do đó có thể chọn các vật liệu khác nhau để sử dụng. Chẳng hạn, có thể dùng inox gương vàng làm vách trung tâm, vách gỗ công nghiệp, tấm laminate, inox hoa văn trắng trên thị trường đang có sẵn....
Đối với trần giả, tùy theo diện tích phòng thang trần giả sẽ có các họa tiết khác nhau được cắt laser trên tấm inox và được che phủ bởi tấm mica bên trên. Một trần giả thang máy bắt buộc phải có 4 lổ đèn led tròn ở 4 góc và các rãnh thông gió từ quạt thổi lồng sóc.

Bên cạch đó là sàn phòng thang. Ngoài việc chịu tải trọng của các đối tượng bên trên nó có thể là người hoặc hàng hóa thì nó còn vai trò không nhỏ trông việc kết hợp hài hòa với các thiết kế nội thất còn lại làm nổi bật phong cách của gia chủ. Các vách phòng thang được liên kết cố định bên trên sàn. Cửa phòng thang được dẫn hướng bởi một thanh nhôm có rãnh trượt (silk cửa) được lắp vào mặt trước sàn phòng thang. Sàn phòng thang khi cung cấp chưa được lắp đá sàn, nên bạn có thể tùy chọn mẫu đá sàn hoặc vật liệu phù hợp khác trong lúc giai đoạn hoàn thiện thang máy. Chúng có thể là tấm gỗ cứng, nhựa vanyl, đá garnitte thiên nhiên nguyên tấm (Việt Nam) hoặc đá hoa văn tùy chọn.... Khi hoạt động về sau có thể dùng thảm trang trí để bảo vệ bề mặt sàn tùy theo ý muốn của khách hàng. Ngoài ra, có một điểm bạn nên nhớ: trọng lượng của sàn là một phần khối lượng tĩnh của thang máy do đó cũng tác động trực tiếp đến khả năng chịu tải trọng cho phép của máy kéo. Vì thế thang máy muốn hoạt động hiệu quả và an toàn thì việc tuân thủ tải trọng và kết cấu sàn luôn phải được tuân thủ khi tiến hành chế tạo - sản xuất.
Cửa thang máy
Cửa thang máy gồm 2 lớp: cửa tầng và cửa cabin. Cửa tầng là lớp cửa ở phía ngoài cabin còn cửa cabin là lớp cửa gắn liền với phòng thang. Bên cạnh các phần của thang máy như vách, trần giả và sàn thang máy thì phần cửa thang cũng góp phần tôn lên sự tinh tế trong việc thiết kế thang máy của gia chủ. Cũng như các phần trên thì cửa thang máy sẽ được thiết kế theo yêu cầu của gia chủ. Nó có thể được thiết kế đồng bộ với phần nội thất của thang để tạo nên sự nhất quán về phong cách hoặc có thể thiết kế riêng biệt với các phần còn lại để tạo điểm nhấn theo sở thích của từng khách hàng. Sau đây là một số mẫu thiết kế cửa thang:

Bảng điều khiển thang máy
Cũng như cửa thang máy, bảng điều khiển thang cũng gồm 2 phần: bảng điều khiển ngoài cabin (gọi thang) và trong cabin.
1. Bảng điều khiển ngoài cabin (gọi thang)
- Hai nút ấn: Một nút để gọi cho thang đi lên, một nút để gọi thang đi xuống. Riêng ở tầng dưới cùng chỉ có một nút đi lên.
- Đèn báo tầng và báo chiều cho biết vị trí và chiều hoạt động hiện của cabine thang máy. Khi muốn gọi thang, hành khách chỉ cần ấn vào nút gọi tầng theo chiều muốn đi, tín hiệu đèn sẽ sáng lên, đèn báo hiệu hệ thống đã ghi nhận lệnh gọi.
Bảng gọi thang
2. Bảng điều khiển trong cabin
- Các nút nhấn mang số: Thể hiện cho các tầng mà thang phục vụ.
- Nút (DO – Door Open): Dùng để mở cửa (chỉ có tác dụng khi thang dừng tại tầng).
- Nút (DC – Door Close): Dùng để đóng cửa (chỉ có tác dụng khi thang dừng tại tầng).
- Nút Interphone hoặc Alarm: Dùng để liên lạc với bên ngoài khi thang gặp các sự cố về điện, đứt cáp treo, trong các trường hợp khẩn cấp hoặc sử dụng cho các công việc bảo trì. Hệ thống này được nối giữa phòng thang với tủ điều khiển thang máy.
- Công tắc E.Stop (Emergency Stop) nếu có: Để dừng thang khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
Bảng điều khiển trong cabin